Cũng giống như nghề biểu diễn,ca sỹ,diễn viên hay xiếc múa...nhiều người được đào tạo một cách bản.Nhưng họ cũng vẫn đi phục phụ ở hội chợ hoặc đám cưới.Đó là mong muốn đưa nghệ thuật đến gần công chúng hơn,cũng như luôn được làm nghề và sống cùng nó.Ở bài viết nhỏ này mình muốn nói tới những họa sĩ đã thành danh nhưng vẫn hành nghề vẽ tranh tường để kiếm sống.
BỨC TRANH ẢM ĐẠM CỦA MỸ THUẬT VIỆT
Không còn sôi động như thập niên 90.Thị trường đi buôn bán tranh rơi vào sự thoái trào thê thảm.Các gallery và những tay buôn nghệ thuật rút đi trong lặng lẽ.Những con phố Tây của Sài Gòn và Hà Nội khách quốc tế hầu như không mặn mà với tranh như trước nữa.Kinh tế suy thoái,nghệ thuật thì hỗn độn không quy cũ,những cuộc chơi tiền tỷ cho nghệ thuật chỉ còn là ký ức xa mờ .
Các nghệ sĩ thực sự hoang mang.Những cái tên nổi đình nổi đám từng buôn hay bán đắt giờ sống như ẩn dật.Họ thực sự tàng hình trong thị trường nghệ thuật.Dù có vẽ tranh cho vui,triển lãm giao lưu,tự móc tiền túi chi thủ dâm tinh thần là chính.Có người thì đã chết lâm sàng về cảm xúc,dần bỏ bê cọ màu để tìm một con đường sống khác.Cũng giống cụ Nam Cao từng ví von,trăng có đẹp,mơ có cao xa thì cũng nên trở về với mặt đất,đối diện trước cuộc sống áo cơm thường nhật.Và "sống mòn" đó là bi kịch của nghệ sĩ dù đang sống ở thời đại nào.
Dẫu vậy ,trong cái mớ bòng bong "tồn tại hay không tồn tại" sẽ là câu hỏi rất khó trả lời.Nghệ sĩ sẽ đổ về đâu trong dòng chảy của thời cuộc?Ai may mắn thì có chân biên chế nhà nước;người đã từng buôn bán được tranh sẽ có vốn dắt lưng để dưỡng già;kẻ mở tiệm quảng cáo in ấn kiếm những đồng vặt vãnh sống qua ngày;số còn lại làm tự do,ai kêu gì dạ đó.Đông nhất là nhảy vô vẽ tranh tường:Leo giàn,vác sơn ,phơi nắng,dầm mưa,đu dây không kém gì công nhân chuyên nghiệp.Đó cũng là một cách hòa nhập vào bức tranh thực tế của cuộc sống.
VẼ TRANH TƯỜNG CŨNG NĂM BẢY ĐƯỜNG
Một buổi chiều nọ khi mình đang thơ thẩn vãn chùa ở Phan Thiết,Bình Thuận.Bỗng bắt gặp một bóng dáng rất quen thuộc.Anh đang say sưa vẽ họa tiết trang trí cột chùa.Không cần phải suy nghĩ lâu mình nhận ra ngay họa sĩ Trương Tuấn Kiệt,một người từng nổi đình nổi đám về số lượng tranh bán khủng.Tên tuổi tuổi của anh thuở nào luôn nóng trên báo chí truyền hình.Cái thời mà một bức tranh mua cả miếng đất.Những ông hoàng họa sĩ với nhiều nhà ,nhiều đô la cùng thời đó là:Đào Hải Phong,Lê Thanh Sơn,Lê Thiết Cương,Thành Chương,Trần Quang Dinh,Hồng Việt Dũng,Nguyễn Thanh Bình,Đỗ Quang Em,Bùi Mai Hiên,Lê Quảng Hà, Lê Kinh Tài...Hết thời kỳ nóng bỏng của hội họa nghe nói anh về ẩn cư tại vùng ven làng chài Mũi Né,mở phòng tranh Phố Hoa và sống ẩn cư như tu sĩ.Công chúng ít gặp anh,có chăng là mỗi khi họa sĩ này đi nhận show vẽ tranh tường ở đâu đó.
Mình cũng hay ghé qua phòng tranh của họa sĩ Trần Quang Dinh,ở Đường Trần Hưng Đạo ,Phan Thiết.Thấy anh bày bán đủ loại tranh,sang ,sến ,gương,in,sơn mài ,lụa ,khung đủ cả.Vậy mà trong một cuộc vui mình hỏi nhỏ:anh có hay vẽ tranh tường không?Anh đáp ngay!Có chứ,tao cũng cần sống như bao người mà.Mình không hỏi thêm mà chợt nghĩ,một họa sĩ có thời và nổi tiếng như Trần Quang Dinh mà lúc này còn ôm đồm đến thế sao?Vậy một người vẽ tranh tường như mình cũng có gì lạ đâu.
Trong một lần vẽ tranh tường tại Nhà hàng hải sản Út Cà Mau(215 Điện Biên Phủ,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh),có cha con ông khách việt kiều tới lân la nói chuyện khá lâu.Mới đầu cứ tưởng họ về Việt Nam nên muốn tìm hiểu về công việc này cho vui.Nhưng không,cô con gái,qua lời kể của ông bố từng tốt nghiệp bằng tiến sĩ mỹ thuật tại Pháp.Ở bên đó cũng có chút tiếng tăm, sáng tác triển lãm và đi dạy nhưng vẫn không sống nổi.Lần này về Việt Nam thực tình là muốn tìm kiếm thị trường nghệ thuật.Bắt đầu từ đâu?Để có tiền duy trì cuộc sống và công việc thì họ nghĩ sẽ chọn vẽ tranh tường.Nhưng thật khó với ý tưởng đó.Vì trước tiên cần khách quen đặt hàng để có sản phẩm quảng bá.Rồi tạo được uy tín thương hiệu,kết nối thị trường.Mới bước chân vào nghề khó nắm bắt được cơ hội và hiểu được thị hiếu công chúng.Và nghề vẽ tranh tường rất cần độ nhanh nhẹn về thời gian.Kinh nghiệm thực chiến là điểm mấu chốt có trụ được với nghề hay không.
ĐỐM SÁNG LE LÓI CỦA NGHỀ VẼ TRANH TƯỜNG
Ở Việt Nam cũng có những bức tranh tường khổ lớn dành cho cộng đồng.Ở Sân bay Đà Nẵng du khách qua lại luôn được chiêm ngưỡng tác phẩm Vườn nhiệt đới thật đẹp mắt.Tác giả là họa sĩ Nguyễn Thu Thủy,nhà báo kiêm người sáng lập nhóm vẽ cộng đồng.Chị cũng từng là nhà thiết kế Con đường gốm sứ Sông Hồng,được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái.Ngoài tác phẩm Vườn nhiệt đới tại sân bay Đà Nẵng được trao huy chương đồng ,nhóm Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy còn vinh dự giành Huy chương vàng với bức hoa sen tại Sân bay Nội Bài(danh mục "Nghệ thuật công cộng thiết kế cho Xã hội"-hội đồng ban giám khảo gồm các thành viên của Viện Hàn lâm Thiết kế quốc tế).
Trường hợp của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy là đốm sáng hiếm hoi cho nghề vẽ tranh tường nghệ thuật.Chúng ta không thiếu những nghệ sĩ tài năng và nhiệt huyết.Để tạo được một sân chơi văn minh lành mạnh là cả một câu chuyện dài.Dù đã có rất nhiều phong trào khởi xướng vẽ tranh tường vì lợi ích cộng đồng.Đó là các con đường tranh bích họa từ khu du lịch đến phố thị và nông thôn đâu đâu cũng thấy.Và rồi nó cũng nguội lạnh như bong bóng xì hơi.Vì nghệ thuật đâu chưa thấy mà trước mắt phải nhìn thứ lòe loẹt rối rắm.
LỜI KẾT
Với hiện trạng mỹ thuật đang bị rớt giá và đầy khó khăn.Lựa chọn vẽ tranh tường cũng là giải pháp phù hợp.Chỉ có điều lực lượng càng ngày càng đông như quân Nguyên,họa sĩ phải chen lấn giẫm đạp lên nhau.Nghề vẽ từ đó thành cái chợ người bán đông ,kẻ mua thì ít.Cái danh của nghệ sĩ cũng không còn.Khi đã vướng bận vào cơm áo gạo tiền thì cái tâm cũng bớt đẹp.Như chính cụ Nguyễn Tuân từng than thở:"Nghệ thuật tránh xa tính vụ lợi kiểu con buôn,ở đâu có đồng tiền phàm tục là nơi đó không có cái đẹp" .
Nguyễn Tâm-Art(0947213776)