Mỹ Thuật Tâm Nguyễn - Vẽ Tranh Tường Trang Trí Chuyên Nghiệp Dĩ An

Vẽ Tranh Đông Hồ Trang Trí Nhà Hàng Ẩm Thực

Ngày đăng: 26/04/2024

    TRANH ĐÔNG HỒ VÀNG SON MỘT THỦƠ-SẮC MÀU DẦN PHAI

     

    Xuôi về quê hương Kinh Bắc,ngược dòng thời gian,quay về quá khứ để tự hào về một dòng tranh Đông Hồ,mang đậm màu sắc và tinh thần của dân tộc Việt.

    Bất cứ ai là người con của Thuận Thành,Bắc Ninh,khi xa quê đều rất tự hào về cái nghề truyền thống ấy.Một trong những người con ưu tú,đó là thi sĩ Hoàng  Cầm đã xúc động thốt lên rằng:

    "Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"(Bên kia Sông Đuống).

    Và chính nhà thơ lại nhòe lệ ,khi biết tin quê hương mình bị Thực dân Pháp đánh chiếm.

    "Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

    Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

    Ruộng ta khô

    Nhà ta cháy

    Chó ngộ một đàn

    Lưỡi dài lê sắc máu

    Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

    Mẹ con đàn lợn âm dương

    Chia lìa đôi ngả

    Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

    Bây giờ tan tác về đâu"(Bên kia Sông Đuống).

    Sông Đuống như một bờ vai nghiêng của thời gian,lặng lẽ chở những phù sa..."Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh"(Hoàng Cầm).

    Thú chơi tranh Đông Hồ thường diễn ra vào dịp Tết nguyên đán.Vào thời Lê ,chợ tranh họp 5 phiên:Vào các ngày 6,11,16,21,26.Theo thống kê ,tranh Đông Hồ có 5 loại(tranh thờ,tranh lịch sử,tranh chúc tụng,tranh sinh hoạt truyền thống).Thời kỳ cực thịnh của tranh Đông Hồ  là cuối thế kỷ 19,đến những năm 40 của thế kỷ 20 .

     

    Khi mới bắt đầu tháng 7,tháng 8 là cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết.Khắp làng rực rỡ sắc màu giấy điệp,không còn một mảnh đất nào không được tận dụng để phơi giấy.Thậm chí giấy còn được phơi cả những con đường đê hay gác bếp ,nóc nhà.

    Ngày nay đến Làng tranh Đông Hồ người ta chẳng còn thấy cảnh tấp nập bán mua.Thậm chí không còn cảnh người người,nhà nhà làm tranh như xưa nữa.Du khách đến làng tranh bây giờ cũng "dở khóc dở cười" khi thấy cảnh phơi giấy,đó là loại giấy hàng mã,chứ không phải giấy dó in tranh.

     

    Theo thống kê chưa đầy đủ,cả nước có khoảng hơn 1000 làng nghề,trong đó có 300 làng nghề truyền thống,hằng năm mang lại khoảng 600 triệu USD.Tuy nhiên nguy cơ biến mất của các làng nghề trước sức ép của kinh tế thị trường đang ngày càng hiện hữu.

     

    Có lẽ nào nét đẹp văn hóa lâu đời của dòng tranh Đông Hồ đang bị mai một và suy tàn.Biết bao nhiêu thế hệ của người dân nước Việt đã truyền nghề và lưu giữ.Vì vậy bất cứ ai trong chúng ta sẽ rất buồn khi biết đó là sự thật.Trong đó có tôi -người vừa vẽ lại những bức tranh này.

     

    Nguyễn Tâm-Art(0947213776)